Vách nhôm mặt dựng

Công ty 1888 Hà Nội cung cấp kính uốn cong, lan can cầu thang kính, vách nhôm mặt dựng trên toàn quốc. Liên hệ: 098.723.8691 gặp Mr Đa

Thiết kế web bán hàng online

Thiết kế web bán hàng giá rẻ, giao diện đẹp, hỗ trợ chuẩn SEO, khuyến mại khủng,... Chỉ có tại Web888. Hotline: 0988 485 300

Công ty thiết kế web

Công ty thiết kế web 888 với những website được thiết kế sẵn, tích hợp đầy đủ các chức năng tiên tiến nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.

Thiết kế web

Thiết kế web tại Web888 bạn sẽ có một website chuyên nghiệp, chuẩn seo, chất lượng, giao diện bắt mắt và thân thiện. Liên hệ: 0988 485 300

Thiết kế web giá rẻ

Công ty thiết kế web giá rẻ uy tín web-giadinh. Hãy vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng một website chuyên nghiệp. Liên hệ 0988 485 300.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thiết kế nhà sử dụng tông màu sáng

Mùa hè đang đến gần và bạn mong muốn có một không gian thoáng đãng và đầy ánh sáng vào ngôi nhà của mình? Vậy cách thiết kế nhà bạn như thế nào để cho nhà bạn trở nên thoáng mát hơn? Sau đây Vách nhôm mặt dựng Hà Nội xin giới thiệu cho bạn 8 cách thiết kế cho nhà thoáng mát hơn.
biet thu voi vach ngan kinh cuong luc


1. Sử dụng hệ thống chống nắng

Khi sử dụng hệ thống chắn nắng hợp lý sẽ giúp bạn giảm được một lượng đáng kể lượng ánh nắng mặt trời vào trong ngôi nhà bạn đồng thời đảm bảo cho bạn được một lượng thông thoáng đáng kể. Đồng thời với hệ thống chống nắng bạn có thể điều khiển được tự động và tạo được nét thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.

2. Tạo cho không gian sống của bạn là không gian xanh

Ứng dụng không gian xanh vào ngôi nhà của bạn không chỉ tạo cho bạn một môi trường sống lành mạnh, chống ô nhiễm mà còn giúp cho bạn có một không gian thoáng đãng hơn. Quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên khí oxy và giảm khí cacbonic làm cho môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra cây xanh còn có một tác dụng rất lớn trong việc giảm khói bị và tiếng ồn.
nha chung cu voi khong gian xanh

3. Dùng vật liệu có độ thông thoáng cao

Khi thiết kế một ngôi nhà thoáng đãng thì một lưu ý cũng hết sức đáng lưu tâm đó chính là bạn nên sử dụng các vật liệu tạo độ thông thoáng cao cho ngôi nhà của mình như sử dụng:  kính uốn cong giá rẻ tại Hà Nộivách ngăn kínhlan can cầu thang kínhvách tắm kính

4. Kết nối không gian

Nếu không gian nhà bạn không được rộng và thông thoáng thì bạn có thể sử dụng phương án kết nối không gian thông phòng. Kết nối tầng trên, tầng dưới, kết nối hiên, kết nối phòng nọ với phòng kia. Kiểu kết nối phổ biến nhất đó chính là kết nối thông phòng khách với phòng bếp tạo ra một không gian phòng khách thông thoáng và rộng rãi hơn rất nhiều. Một cách khác nữa là bạn có thể kết hợp vách ngăn kính trong suốt cũng là một gợi ý không tồi.
cua-kinh-cuong-luc-lua
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
5. Thiết kế nhà với chiều cao của tầng cao kết hợp với cửa rộng và ban công thông phòng tạo cảm giác rộng rãi.
6. Thiết kế nhà sử dụng tông màu sáng
Một mẹo nhỏ trong thiết kế đó chính là sử dụng tông màu sơn sáng sẽ giúp cho cho không gian có cảm giác rộng hơn và có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên làm cho không gian như rộng mở hơn, nhẹ nhàng , bay bổng.
mau-phong-khach-thiet-ke-mo-tuyet-dep-cho-can-ho-chung-cu-nho
7. Xây dựng hệ thống thông gió, giếng trời
Hiện nay với quỹ đất hẹp thì bị hạn chế mặt thoáng bề ngang nên vấn đề sử dụng giếng trời và hệ thống thông gió theo phương thẳng đứng sẽ góp phần rất lớn tạo nên sự đối lưu không khí trong nhà. Đồng thời đó cũng là điểm kết nối và tạo điểm nhấn thú vị cho không gian nội thất của bạn.
giai-phap-thong-gio-nha-ong-3
8. Bố trí nội thất hợp lý
Ngày xưa, cha ông ta có câu: “khéo ăn thì no khéo co thì ấm” . Câu nói này không đơn giản chỉ sử dụng trong thời gian ngày xưa mà còn có thể tận dụng đến thì gian hiện tại. Việc bố trí nội thất trong nhà có một vai trò vô cùng lớn giúp cho không gian nhà bạn trở nên thoáng đãng hơn. Các phòng chính hay phòng chức năng nếu được bố trí hợp lý thì sẽ tạo nên sự gọn gàng, ngăn nắp. Hơn nữa, đồ vật trong nhà nếu biết sắp xếp hợp lý thì sẽ tạo nhiều khoảng trống và không gây rối mắt.
                                                        MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ : 
CÔNG TY CỔ PHẦN 1888 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 2 ngách 2 ngõ 38, Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: 1888hanoi@gmail.com
Mobile: 0936 344 628 - 0987 238 691

Chuyên cung cấp và thi công những sản phẩm kính an toàn đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chủng loại, tính năng sử dụng linh hoạt…

Cơ sở chuyên cung cấp cửa kính cách âm số 1 tại miền Bắc

Ngày nay tại những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn, tiếng ồn xung quanh nơi ở và nơi làm việc làm bạn khó chịu và mệt mỏi. Sử dụng sản phẩm cửa kính cách âm là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng đó.


Tính năng chống ồn của cửa kính cách âm

Cửa kính cách âm có nhiều loại và nhiều kích cỡ đóng ráp sẵn, khuôn mẫu đa dạng từ vuông, rẻ quạt, lục giác, tam giác,…

Kết cấu chủ yếu của cửa kính cách âm gồm khung nhôm, kính một lớp hay hai lớp, có song chia ô hoặc không có. Đặc tính chủ yếu của cửa kính này là cách âm, cách nhiệt và an toàn cho người sử dụng. Khi bị vỡ, kính sẽ vỡ thành dạng hạt lựu như kính xe hơi, không thương tích cho người sử dụng. Vào mùa hè, cửa kính cách âm sẽ làm cho bước sóng dài của năng lượng mặt trời tán xạ tạo cho căn nhà có một không gian mát mẻ.



Độ cách âm của cửa kính âm lên đến trên 95% , do có một lớp kinh loại trong đặc biệt nằm ở giữa tấm kính. Giữa hai lớp kính (kính hai lớp)  đã được hút chân không do vậy kính không bị bụi và hơi nước ngấm vào gây ố vàng.

1888 Hà Nội chuyên cung cấp cửa kính cách âm số 1 tại miền Bắc

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, phân phối và lắp đặt cửa kính cách âm hiện nay tại miền Bắc, chúng tôi  nhận được sự quan tâm và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm cũng như dịch vụ của 1888 Hà Nội


Lắp đặt cửa kính cách âm, cửa kính chống ồn xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN 1888 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 2 ngách 2 ngõ 38, Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: 1888hanoi@gmail.com
Mobile: 0936 344 628 - 0987 238 691
Chuyên cung cấp và thi công những sản phẩm kính an toàn đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chủng loại, tính năng sử dụng linh hoạt…

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Lazada sẽ chiếm ngôi vương thương mại điện tử Việt Nam?

Lazada tỏ rõ tham vọng giành ngôi số 1, liệu ChợĐiệnTử có bảo vệ được ngôi vương trước đối thủ quốc tế lắm tiền nhiều của.

Giữa năm 2013, trong lúc thị trường công nghệ vẫn dành nhiều sự chú ý cho những làn sóng mới như OTT và cơn sốt  thiết kế web deal  từ các đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp vẫn chưa hạ nhiệt thì một sự kiện có vẻ ít đình đám lại thu hút những người trong nghề hơn: Lazada.vn ra mắt dự án sàn giao dịch điện tử Marketplace.
Lazada tấn côngMarketplace là mũi nhọn tấn công mới nhất của Lazada vào mô hình thương mại điện tử C2C (Customer-to-Customer), bên cạnh hoạt động bán lẻ B2C (Business-to-Customer) từ trước đến nay. Marketplace cũng chính là lời tuyên chiến trực tiếp với người dẫn đầu ChợĐiệnTử.vn, vì C2C vốn là hoạt động cốt lõi của website thương mại điện tử này.Tương tự ChợĐiệnTử, Marketplace đưa ra những phương thức hỗ trợ các nhà cung cấp như không thu phí hằng tháng mà tính phí trực tiếp trên từng sản phẩm. Lazada cũng đi con đường tất yếu mà ChợĐiệnTử đã đi để gia tăng thị phần, đó là đầu tư nhiều vào công cụ thanh toán trực tiếp. Cụ thể, website thương mại điện tử này đã thỏa thuận hợp tác với 25 ngân hàng thương mại trong nước và đang tiếp tục làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến qua thẻ.”Lazada sẽ mang đến cho người bán những lợi ích tốt nhất trên thị trường từ năm 2014, từ công cụ thanh toán trực tuyến, giao nhận và quảng bá sản phẩm”, ông Christopher Beselin, sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, khẳng định.
Tuy chỉ mới tham gia vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2012 nhưng Lazada của đế chế thương mại điện tử Rocket Internet (Đức) đã có bước tiến đáng nể: chỉ mất 2 năm để chiếm lấy vị trí số hai thị trường bán lẻ trực tuyến với 22% thị phần.
tmdtvn
Thương mại điện tử Việt Nam
Đúng như tên gọi, Rocket Internet đang phát triển với tốc độ tên lửa ở khu vực Đông Nam Á. Nếu như đầu tháng 12.2013, công ty này vừa gọi thành công thêm 120 triệu USD đầu tư cho 2 website bán lẻ thời trang Zalora (ở Đông Nam Á) và Iconic (ở Úc), thì chỉ 1 tuần sau đó họ lại công bố tăng thêm 250 triệu USD đầu tư cho Lazada.
Tính đến tháng 12.2013, Lazada đã thu hút khoảng 486 triệu USD vốn đầu tư để phát triển dự án thương mại điện tử tại 5 quốc gia Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, ông Beselin không cho biết rõ sẽ có bao nhiêu vốn mới được rót vào Lazada.vn, mà chỉ cho biết rằng “Lazada luôn thu hút được nguồn vốn mới và có chiến lược dài hạn tại Việt Nam”.
Mạnh vì gạo bạo vì tiền, Lazada cũng là website bán lẻ trực tuyến có lưu lượng truy cập cao thứ hai Việt Nam năm ngoái, theo báo cáo của hãng nghiên cứu internet comScore (Mỹ). Không chỉ mạnh ở Việt Nam, Lazada hiện giữ vị trí số 1 về bán lẻ trực tuyến tại Thái Lan và Indonesia.
Rõ ràng, chưa có đơn vị làm deal và  thiết kế web site chuyên nghiệp nào của Việt Nam có thể cạnh tranh về vốn với ông lớn Rocket Internet. Tay chơi này cũng không che giấu tham vọng thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam. “Vị trí số một là mục tiêu của Lazada. Và theo tính toán thì chúng tôi sẽ sớm đạt được mục tiêu này”, ông Beselin nói.
Với Marketplace, Lazada đang dần hiện hoàn thiện hệ sinh thái của mình và vẫn không quên đầu tư tiếp cho mô hình B2C truyền thống. Beselin cho biết hãng này đã bắt đầu xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm. “Lòng tin vẫn là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Xây dựng chuỗi trung tâm giới thiệu sản phẩm có nhân viên hướng dẫn, giải thích cặn kẽ sẽ giúp khách hàng hiểu và tin hơn vào thương mại điện tử cũng như Lazada”, ông nói.
Lazada hoàn toàn có lý do để đầu tư mạnh tay trong lúc này. Theo Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA), năm 2013 giá trị giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đã cán mốc 2,2 tỉ USD, tăng trưởng hơn 300%. Và thị trường này sẽ cán mức 4 tỉ USD vào năm 2015. Những con số này cũng trùng khớp với dự báo của EuroMonitor rằng đến năm 2016 dân số internet của Việt Nam sẽ đạt 43 triệu người, tương đương khoảng 40-45% dân số, chính là tỉ lệ vàng để thị trường thương mại điện tử bùng nổ.
Chart05cocaumathang
Cứ 100 website TMĐT của Việt Nam thì có 79 site bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm
Một minh chứng mới nhất cho sức hấp dẫn của thương mại điện tử chính là việc Tập đoàn Vingroup của tỉ phú đô-la Phạm Nhật Vượng cũng đã nhảy vào thị trường thương mại điện tử với việc thành lập Công ty VinE-com có vốn điều lệ hơn 1.000 tỉ đồng.
>>> Xem thêm :

Rất kín tiếng nhưng tay chơi vừa ra mắt cũng đã kịp chiêu mộ khá nhiều nhân tài trong ngành. VinE-Com được đồn đoán đang chuẩn bị thực hiện một số thương vụ M&A khủng và cũng nhanh tay đăng ký một loạt các tên miền phục vụ cho kế hoạch lâu dài.
“VinE-com sẽ là đối thủ đáng chú ý. Cuộc chơi sắp tới sẽ càng hấp dẫn. Thị trường sẽ sớm bùng nổ khi càng có nhiều tay chơi cứng cựa nhảy vào cuộc”, Beselin của Lazada nhận định. Giữa một cuộc chiến sôi động như vậy, liệu người dẫn đầu ChợĐiệnTử sẽ làm gì để giữ được ngôi vương?
Độc chiêu chợ điện tử
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện vẫn nằm dưới sự thống trị của ChợĐiệnTử.vn, một sản phẩm thương mại điện tử của người Việt, với 29% thị phần.
Còn nhớ năm 2006, khi ChợĐiệnTử.vn mới vừa hoàn tất giao dịch thứ 300, Nguyễn Hòa Bình, sáng lập kiêm Chủ tịch PeaceSoft, đơn vị sở hữu ChợĐiệnTử.vn, đã nói với tờ Financial Times (Mỹ) rằng hy vọng một ngày đẹp trời nào đó người khổng lồ eBay sẽ đến gõ cửa công ty ông. Đầu năm 2011, lời nói của ông chủ ChợĐiệnTử.vn trở thành hiện thực khi eBay đồng ý mua lại 20% cổ phần của website thương mại điện tử này.
ChợĐiệnTử.vn là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử theo mô hình của eBay xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam. Trong lúc thanh toán trực tuyến vẫn là rào cản lớn nhất đối với các tài năng thương mại điện tử ở Việt Nam thì ChợĐiệnTử đã có chiến lược tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến để bảo vệ khách hàng từ rất sớm.
ChợĐiệnTử.vn đã kết hợp với Techcombank (2006), Đông Á Bank (2007), OnePay và các tổ chức thẻ quốc tế (2008) để thực hiện bảo hiểm toàn bộ các giao dịch của người dùng trên website.
Đến năm 2011, ChợĐiệnTử.vn ra mắt công cụ thanh toán trực tuyến NgânLượng.vn do chính họ tự phát triển và NgânLượng hiện là cổng thanh toán trực tuyến dẫn đầu tại Việt Nam với 27% thị phần. Năm ngoái, PeaceSoft đã bán 50% vốn NgânLượng.vn cho một đối tác Malaysia là MOL Access Portal.
Làm chủ được khâu thanh toán trực tuyến là lợi thế không hề nhỏ, giúp ChợĐiệnTử.vn thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, Lazada cũng hiểu rất rõ vai trò của khâu thanh toán và bỏ sức đầu tư. Liệu ChợĐiệnTử còn độc chiêu nào khác để ứng phó?
“Với kinh phí khổng lồ như vậy, chắc chắn Lazada sẽ gây nhiều khó khăn với doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Tuy nhiên, trước đối thủ mạnh thì chúng tôi vẫn có mục tiêu và phương pháp cạnh tranh phù hợp. Năm nay ChợĐiệnTử.vn không đặt mục tiêu phải tranh giành ngôi vương với họ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ phải giữ vững vị trí trong tốp đầu và củng cố hoạt động để nâng cao lợi nhuận”, ông Bình, PeaceSoft, cho hay.
Cụ thể, theo ông Bình, PeaceSoft có 3 mục tiêu chính cần phải thực hiện trong năm 2014. Đầu tiên là duy trì vị thế sàn giao dịch C2C dẫn đầu bằng cách bổ sung thêm nhiều lợi ích cho người mua cũng như người bán. Mục tiêu kế tiếp là ChợĐiệnTử.vn phải giữ được tỉ lệ lợi nhuận tốt nhất thị trường. Cuối cùng, tránh cạnh tranh trực tiếp với đối thủ mạnh để bảo toàn lực lượng.
“Đường dài mới biết ngựa hay. Các tay chơi có vốn lớn sẽ không ngại ngần đổ tiền để chiếm thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn là mục đích cuối cùng của kinh doanh. Đó là chưa kể PeaceSoft là một trong số ít các đơn vị thương mại điện tử nắm trong tay một hệ sinh thái các sản phẩm trực tuyến bổ trợ qua lại cho nhau một cách hiệu quả. Đó là những giá trị mà các nhà bán lẻ, cũng là khách hàng của ChợĐiệnTử.vn, luôn tìm kiếm”, ông Bình tự tin.
Hệ sinh thái mà ông Bình nói đến đã có 5 thành viên gồm ChợĐiệnTử.vn và eBay.vn là 2 website bán lẻ trực tuyến, NgânLượng.vn là công cụ thanh toán trực tuyến, ShipChung.vn là dịch vụ giao nhận hàng hóa trực tuyến và AdNet.vn là mạng quảng cáo trực tuyến hỗ trợ các nhà bán lẻ.
Tân binh trỗi dậy
Trong lúc Lazada và ChợĐiệnTử bận bịu với cuộc chiến giành và giữ ngôi số 1 thì ở tốp dưới họ cũng sẽ không ngừng bị quấy nhiễu bởi những đối thủ tuy nhỏ nhưng đáng gờm.
VậtGiá.com, một đơn vị thương mại điện tử nội có tiếng, hiện giữ vị trí số 3 với 15% thị phần là một tay chơi không dễ chịu. Thực tế, đây mới là sàn giao dịch trực tuyến có lưu lượng truy cập cao nhất Việt Nam, chiếm 50% lượng người truy cập duy nhất (unique visitors) trên tổng lượng truy cập của cả 5 website dẫn đầu, theo comScore. Hiện website này có khoảng 24.000 cửa hàng đăng ký bán sản phẩm, hơn 1,2 triệu lượt truy cập mỗi ngày và đạt giá trị giao dịch 4.000 tỉ đồng/năm.
“Giai đoạn 2012-2013, doanh thu bán lẻ trực tuyến của VậtGiá.com tăng trung bình 30%. Mặc dù đây là mức tăng khá cao nhưng chúng tôi vẫn có thể làm tốt hơn thế nữa”, Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Điệp nhận định.
Mặc dù bị Lazada vượt qua và chiếm vị trí số 2 chỉ trong thời gian ngắn, nhưng Tổng Giám đốc VậtGiá.com cũng tin rằng các đối thủ ngoại chưa chắc đã nắm được hết lợi thế.
“Rocket Internet khi vào Việt Nam sẽ gặp phải trở ngại là chi phí cao, khả năng am hiểu người dùng Việt Nam cũng không bằng các đối thủ nội. Có thể chúng ta không mạnh về tài chính, nhưng sở hữu những kỹ thuật viên giỏi và chi phí hoạt động rất cạnh tranh.
Kinh doanh thương mại điện tử mà chi phí quá cao thì khó có lợi nhuận. Tôi tin rằng doanh nghiệp trong nước vẫn có đủ khả năng cạnh tranh với họ trên sân nhà, nếu biết áp dụng chiến thuật khôn khéo”, ông Điệp chia sẻ.
Trong khi đó, các tân binh tốp dưới cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội. Nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam đã quyết định chuyển hướng hoặc mở rộng đầu tư, đầu tiên phải kể đến các công ty mua theo nhóm (dạng groupon).
4 năm về trước là thời điểm cao trào xuất hiện hàng loạt các website theo hình thức groupon tại Việt Nam, với một số cái tên quen thuộc như NhómMua, CùngMua, MuaChung hay HotDeal.
Mô hình hoạt động khi đó là bắt chước Groupon (Mỹ) bán voucher giảm giá nhiều sản phẩm, dịch vụ với số lượng giới hạn trong một thời gian ngắn, và phải có đủ số người đặt hàng thì voucher mới có hiệu lực.
Tuy nhiên, trải qua thời gian, mô hình này đã được chuyển đổi dần cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện tại, phần lớn các website theo hình thức groupon ban đầu đều đã chuyển sang mô hình thương mại điện tử bán hàng giá rẻ (daily deal), nghĩa là không giới hạn thời gian và khi chỉ có một người mua cũng bán.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường daily deal đang ngày càng trở nên đông đúc, các chiến binh daily deal lại tiếp tục cải tiến mô hình hoạt động để tăng thị phần và lợi nhuận.
Vươn lên dẫn đầu thị trường mua theo nhóm từ sau biến cố của NhómMua vào cuối năm 2012, HotDeal đã liên tục giữ vững vị trí từ đó đến nay và nắm giữ 54% thị phần tính đến hết năm 2013. HotDeal cho biết họ thực hiện trung bình 10.000 đơn hàng/ngày, trong đó đến 70% là sản phẩm chứ không còn là voucher như trước và website này đang trong quá trình đàm phán để gọi thêm vốn phục vụ cho việc bành trướng sang mảng bán lẻ thời trang trực tuyến.
“Chúng tôi đã hoàn thành một showroom thời trang tại Hà Nội. Đây sẽ là cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho một website thương mại điện tử chuyên kinh doanh hàng thời trang sắp được trình làng. Trong quá trình phát triển HotDeal, chúng tôi đã có trong tay vài ngàn nhà cung cấp sản phẩm thời trang chất lượng và cũng nắm bắt được nhu cầu mua sắm thời trang trực tuyến của người dùng”, ông Nguyễn Thành Vạn An, Tổng Giám đốc MekongCom, công ty sở hữu HotDeal chia sẻ.
HotDeal cũng vừa hoàn thành việc mở rộng gấp 3 lần diện tích kho bãi ở cả miền Bắc và miền Nam và còn cho biết sẽ lắp đặt thêm hệ thống kệ để nâng cao diện tích sử dụng thêm 2-3 lần để phục vụ cho những kế hoạch mới.
Một cuộc lột xác ngoạn mục khác chính là Tiki.vn. Tiền thân là một website chuyên kinh doanh sách ngoại văn ra đời từ năm 2010, hiện Tiki đã mở rộng tổng cộng 9 ngành hàng khác nhau và được ví như một Amazon.com của Việt Nam. Với số lượng sản phẩm trên website trung bình khoảng 55.000, website này thu hút xấp xỉ 100.000 lượt truy cập mỗi ngày.
Cuối năm ngoái, Tiki vừa gọi thành công vốn đầu tư từ Quỹ Đầu tư Sumitomo (Nhật). Đây là lần gọi vốn thứ hai của Tiki, sau lần rót vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm khác cũng của Nhật là CyberAgent Ventures. Giá trị thương vụ tuy không được tiết lộ, nhưng người trong ngành cho rằng Tiki nhận được từ 2-3 triệu USD.
“Với số vốn này, Tiki đang phấn đấu mở rộng số lượng sản phẩm trên website lên 100.000, đồng thời củng cố chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Chúng tôi cũng mới vừa hoàn thành một kho hậu cần lớn gấp 6 lần kho trước ở Tân Bình (TP.HCM), nên có thể an tâm về mặt kho vận và giao nhận trong một vài năm tới”, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc Tiki, cho biết.
Với sự tăng tốc của tất cả các tay chơi, cuộc chiến sắp tới ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ rất đáng xem. Một bên là các đại gia quốc tế lắm tiền nhiều của, một bên là các chiến binh địa phương đầy tự tin. Hãy cùng chờ xem cuộc đua giữa rùa và thỏ sẽ diễn biến ra sao.

Cuộc chiến đằng sau các website Groupon Việt Nam

Các website mua theo nhóm có thể tự “đào hố chôn mình” nếu ồ ạt đánh chiếm thị phần bằng mọi giá mà hy sinh việc cân đối tài chính và đảm bảo chất lượng deal tốt.
Ở bài trước thiết kế website tại Vũng Tàu đã phân tích những khó khăn đã khiến Zing Deal từ bỏ thị trường mua theo nhóm, dù công ty VNG rất có tiềm lực. Vậy tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này hiện như thế nào? Và các bên tham gia mô hình đánh giá thế nào về sự ra đi của Zing Deal?
zingdeal
Những khoản chi chủ yếu của các trang mua theo nhóm:
Chi phí của các trang mua theo nhóm chủ yếu tập trung ở các khoản sau: đội ngũ bán hàng và marketing, riêng ở Việt Nam phát sinh chi phí giao nhận và thu tiền tận nơi, do thanh toán điện tử chưa phát triển. Chính vì điều này khiến trang càng lớn thì càng phải tốn thêm tiền thuê đội ngũ giao hàng/ thu tiền và đội chi phí tăng lên. Ngược lại với các mô hình bán lẻ hàng hóa trên mạng ở nước ngoài, càng lớn càng tiết kiệm được chi phí hay còn gọi là tính kinh tế của quy mô.
Chính sự cạnh tranh gay gắt giữa 4 trang lớn nói riêng và tổng thể hơn 100 trang của thị trường dẫn đến việc các đối thủ đều chi mạnh cho marketing. Ở hầu hết các trang, chi phí cho marketing chiếm khoảng 50% tổng chi. Cạnh tranh khốc liệt càng làm cho các trang không thể cắt giảm chi phí này, bởi nếu cắt, các deal sẽ tiếp cận được ít khách và khó đạt doanh số cao.
Thêm vào đó, trang nào cũng bắt người dùng khai báo email khi đăng ký và liên tục gửi email giới thiệu các deal mới. Nhưng khi thị trường bão hòa và người dùng có sự “tham” nhất định, nên hòm mail của những người thích mua hàng giảm giá trên mạng lúc nào cũng tràn ngập email từ rất nhiều trang. Tất cả khiến công cụ email của marketing mất đi tính hiệu quả vốn có.
Hàng loạt chiêu quảng cáo, banner trên các trang báo điện tử, diễn đàn cũng được áp dụng để lôi kéo khách hàng, nhiều trang còn tặng tiền cho người dùng nếu họ giới thiệu được khách mua hàng qua facebook, yahoo chat hoặc email.
Chưa hết, các website mua theo nhóm còn liên kết hợp tác với những trang mạng có cộng đồng lớn để phát hành deal trên hệ thống của họ, điển hình là hợp tác của Nhóm Mua với Yahoo Việt Nam, Yume. Một thị trường marketing mới được các trang này sử dụng là các trang tổng hợp deal. Các trang tổng hợp bằng cách gom tất cả các khuyến mại hời của hàng trăm website đã thu hút được một cộng đồng đông đảo. Những vị trí quảng cáo nổi bật trên các trang tổng hợp trở thành tâm điểm săn lùng của các trang mua theo nhóm.
Các trang này cũng phải chịu một khoản phí tổn cho đội ngũ của mình. Đội ngũ này ở các trang top 4 là khá lớn, Cùng Mua khoảng 300 người, Hotdeal và Nhóm Mua theo thông tin không chính thức thì mỗi trang có khoảng trên 500 nhân sự, Mua Chung có khoảng 180 nhân viên.
Nhân sự phụ trách bán hàng đảm nhận việc tìm nhà cung cấp mới, tư vấn và ký hợp đồng với nhà cung cấp, phụ trách kiểm tra chất lượng dịch vụ/sản phẩm, thu xếp việc quảng bá cho deal mình phụ trách. Áp lực cạnh tranh khiến các trang đều phải tăng đội bán hàng lên để mở rộng thị trường, trước khi bị đối thủ chiếm mất.
Nếu như chi phí cho đội ngũ bán hàng là để giành giật các nhà cung cấp, thì chi phí marketing nhằm tác động tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, chi phí giao nhận tăng dần theo quy mô của trang và để đảm bảo người mua nhận được hàng sớm nhất.
muahangtheonhom
Thế mạnh của các trang lớn
Để trở thành một trong tứ đại gia của thị trường trước những chi phí khổng lồ phải bỏ ra, 4 trang đứng đầu đều sở hữu những thế mạnh nhất định.
Nhóm Mua có lợi thế về truyền thông qua trang web nổi tiếng DiaDiem, hơn nữa, công ty mẹ của trang này là MJ Group từng được tuyên bố đầu tư 60 triệu USD, thương vụ từng gây xôn xao làng công nghệ nước nhà. Có lợi thế về vốn và marketing, Nhóm Mua liên tục đánh vào phân khúc giá rẻ để thu hút khách hàng, cộng với chiến lược đẩy mạnh marketing quảng cáo trên rất nhiều báo điện tử và trang mạng nổi tiếng. Vì thế, so sánh trong một số trang dẫn đầu thị trường thì Nhóm Mua có giá hàng hoá bình quân thấp nhất (465.000đ); cùng giá mua deal thấp nhất (154.810đ) (theo nghiên cứu của Đỗ Quang Tú). Trong thời gian tới dự đoán Nhóm Mua sẽ tiếp tục đánh mạnh vào thị trường để giữ vị trí dẫn đầu hiện tại, dù cách này ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Cùng Mua và Hotdeal vốn không được đầu tư mạnh như Nhóm Mua và không có lợi thế truyền thông, vì thế khi đẩy mạnh chi phí marketing, họ có rủi ro cao hơn Nhóm Mua. Nhưng Cùng Mua có quy mô nhỏ và thu phí cao, cho nên ổn định hơn và giảm được những rủi ro khi tăng trưởng. Đại diện trang này cho biết “Cùng Mua có lợi thế về mặt tổ chức hoạt động, đội ngũ nhân sự trẻ và năng động. Hơn nữa, chúng tôi luôn đối diện với sự thay đổi và sẵn sàng thay đổi nên luôn đưa ra được các “offer” hoặc dịch vụ phù hợp với mong muốn của khách hàng vào đúng thời điểm.” Đội ngũ làm Hotdeal có ưu điểm là kinh nghiệm xây dựng trang thương mại điện tử thông qua website Vinabook nổi tiếng.
>>> Cùng chuyên mục :

MuaChung là một đối thủ chiếm thị phần vượt trội ở thị trường Hà Nội và mảng du lịch. Nhưng bà Nguyễn Thu Hiền – Giám đốc điều hành MuaChung cho hay, trang có lợi thế là thu mức phí đủ trang trải, có hệ thống thanh toán điện tử phát triển, giảm được đáng kể chi phí nhân lực giao hàng theo hình thức COD. Hơn nữa, hệ thống quảng cáo của Admicro thuộc VC Corp. – sở hữu mạng lưới quảng cáo các website phủ tới 30 triệu độc giả. Nên VC Corp. có thể tận dụng không gian quảng cáo chưa có người mua để quảng bá cho MuaChung, vì thế chi phí marketing là 0. Bà Hiền khẳng định quan điểm kinh doanh của trang được quán triệt từ trước tới nay là lâu bền, chắc chắn, sử dụng nền tảng chi phí thấp để tồn tại lâu dài và đảm bảo chất lượng cao để khách hàng quay trở lại. Bộ máy không chạy đua với sản lượng nếu không đảm bảo 2 tiêu chí trên.
Người trong cuộc nói gì về sự ra đi của Zing Deal
Đại diện Cùng Mua đánh giá: “Mỗi công ty có định hướng hoạt động và mục tiêu khác nhau. Việc Zing Deal dừng hoạt động có thể do họ có hướng đi mới trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Zing Deal dừng hoạt động không ảnh hưởng đến hoạt động của Cùng Mua. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất tiếc 1 đối tác lớn và có tiềm năng rời bỏ thị trường. Nó cho thấy chúng tôi phải nỗ lực hơn nữa để luôn giữ vững định hướng và các mục tiêu của mình”.
Trong khi đó bà Hiền – Giám đốc điều hành MuaChung cho rằng: Tuy có tiềm lực lớn về truyền thông, có vốn lớn và nhân sự trên toàn quốc mà Zing vẫn phải đóng cửa Zing Deal, rút khỏi cuộc chơi “nổi tiếng” này. Điều đó chứng tỏ là kinh doanh trong lĩnh vực này không dễ, thậm chí có thể nói là rất khó. Hơn nữa, các trang tham gia thị trường rất dễ bị lỗ, mà một khi đã lỗ thì sản lượng càng lớn thì lỗ càng lớn. Nhà đầu tư cần gây áp lực các nhà quản lý cân nhắc kỹ lưỡng giữa mục tiêu sản lượng, thị phần với mục tiêu lợi nhuận. Các nhà đầu tư cho website mới hoặc đầu tư tiếp vào công ty cũ cần coi chỉ số lợi nhuận là chỉ số quan trọng để tồn tại lâu dài thay vì nhìn vào doanh số, sản lượng. 
Ngoài ra theo nhận định riêng của bà Hiền, nhiều trang lớn đang chơi lỗ, thậm chí lỗ nặng để giành thị phần. 
Bà Trương Tố Linh, đại diện Hotdeal nhận định sự ra đi của Zing Deal chưa ảnh hưởng tới thị trường, vì trang này chỉ nắm giữ 1% thị phần. Tuy nhiên, bà nhìn nhận “Đây cũng là một tín hiệu tốt cho mọi người thấy rằng, thị trường kinh doanh theo nhóm là một cuộc chơi đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và quyết tâm lớn, có quan điểm đúng đắn chứ không phải ai cũng làm được”, (theo IctNews).
Một chuyên gia trong ngành cho rằng cuộc chơi này cần sáng suốt, chiếm thị phần bằng mọi giá như kiểu chơi lỗ mà Nhóm mua, Hotdeal đang làm một mặt có thể giúp phát triển rất nhanh, nhưng không cẩn thận thì chẳng khác gì “tự đào hố chôn mình” có thể khiến công ty phá sản.
Ở phía các nhà cung cấp, anh Dương Toàn Thắng, quản lý cửa hàng Le Tokyo Baum từng hợp tác bán sản phẩm trên Zing Deal và nhiều website mua theo nhóm khác cho biết “Mình hài lòng về dịch vụ của Zing Deal vì thanh toán nhanh. Tuy Zing Deal đóng cửa nhưng mình vẫn yên tâm về mô hình và sẽ tiếp tục hợp tác với các trang mua theo nhóm vì lượng khách hàng của các bạn ấy rất lớn và mỗi trang đều có lượng khách hàng riêng. Mình sẽ sử dụng hết các trang để có được đủ lượng khách hàng cần thiết cho cửa hàng.”
Anh Thắng cũng bày tỏ mong muốn rằng các trang mua theo nhóm khi làm việc nên có bản quy trình chi tiết để nhà cung cấp có thể biết những việc cần chuẩn bị và hẹn thời gian làm việc cụ thể. Anh cũng cho biết tiêu chí chọn đơn vị hợp tác của anh là những trang lấy hoa hồng thấp và có lượng người dùng nhất định, đảm bảo tiêu chí cửa hàng.
Như vậy, sự ra đi của Zing Deal chưa ảnh hưởng nhiều tới thị trường, nhưng là dấu hiệu của sự không lành mạnh về tài chính, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các tay chơi đang tham gia cuộc đua mua hàng theo nhóm khốc liệt. Các nhà đầu tư khi rót vốn vào mô hình này sẽ cẩn thận hơn và riết ráo với các trang để cân bằng bài toán lợi nhuận và doanh số. Hơn nữa, Zing Deal ngừng hoạt động cũng không gây giảm sút niềm tin của các nhà cung cấp vào mô hình này, nhưng họ sẽ thận trọng và hợp tác với những trang có lượng người dùng và uy tín.

Website deal là gì?

Website deal là cách nói đơn giản của hình thức Coupon- một hình thức đã phát triển lâu đời và rất tốt trên thế giới. Website deal là nơi bán các khuyến mãi, phiếu giảm giá online trong một khoảng thời gian xác định cho mỗi sản phẩm. Các website deal thường được các đơn vị thiết kế web site chuyên nghiệp thiết kế tổng hợp rất nhiều các mặt hàng từ nhiều lĩnh vực và nhà cung cấp khác nhau, do đó khách hàng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm mình muốn mua với một mức giá phải chăng và đôi khi rẻ hơn thông thường.

Ngày nay, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển sang xu hướng mua bán online. Ngoài những shop đồ chuyên dụng thì các website deal là từ nơi được tìm kiếm nhiều nhất vì tại đây người tiêu dùng có thể nhanh chóng tìm được thứ mình muốn mua từ thiết bị gia dụng, thời trang, các gói giảm giá du lịch đến giải trí… Theo thống kê của thiết kế web site chuyên nghiệp thì khách mua hàng online thì phụ nữ chiếm một số lượng rất lớn, họ là những người có tâm lý muốn mua hàng giá rẻ… Do đó, thị trường bán hàng thông qua website deal là một “miếng bánh béo bở” có thể thu lại lợi nhuận tiền tỉ từ thị trường trên và đặc biệt là chi phí đầu tư rất rất thấp.
Tại sao chi phí đầu tư vào hình thức kinh doanh này rất thấp? Hầu hết các ông lớn trong ngành này như Lazada, hotdeal, mua chung… đều áp dụng chung một cách đó là thu tiền trước- trả tiền sau nhờ các chức năng của thiết kế web site chuyên nghiệp. Như vậy, hàng hóa tại website sẽ được đại lý cung cấp tạm ứng trước hoặc khi nào có đơn đặt hàng thì người trung gian ( website deal) sẽ giao hàng, nhận tiền, sau đó mới thanh toán lại cho nhà cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn không cần một mặt bằng chục triệu, người mua hàng hoàn toàn không cần biết ta là ai? Họ chỉ quan tâm giá sản phẩm, website có chuyên nghiệp hay không?!Điều này phụ thuộc vào đơn vị thiết kế web site chuyên nghiệp. Đối với ngành kinh doanh này website là bộ mặt của người bán hàng, và chi phí đầu tư website rất thấp so với mặt bằng kinh doanh và chỉ cần đầu tư một lần. Thông thường để có một website deal chuyên nghiệp ban có thể  tốn 20-30 triêu, tuy nhiên tại thiết kế web site chuyên nghiệp bạn chỉ còn tốn từ 4 -9 triệu để sở hữu một “mặt bằng kinh doanh online” chuyên nghiệp và thật sự đẹp mắt!
>>> Cùng chuyên mục :